Bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình từ các chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình
Trong guồng quay của cuộc sống hôn nhân và gia đình sẽ có những thời điểm không tránh khỏi mâu thuẫn, khúc mắc gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình cảm giữa các thành viên. Có thể là giữa vợ với chồng, cha mẹ và con cái,… mà đôi khi chưa thể giải quyết được vì không chung luồng suy nghĩ. Những lúc như này, bạn nên trò chuyện với các chuyên gia tư vấn hôn nhân gia đình để nhận được những lời khuyên hữu ích, đưa ra các giải pháp phù hợp để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Bí quyết giữ gìn hạnh phúc
Học cách nhìn nhận khuyết điểm của nhau
Việc này nên diễn ra không chỉ giữa vợ và chồng mà ngay cả giữa cha mẹ và con cái. Con người chúng ta không ai là hoàn hảo, đều có những mặt trái, khuyết điểm. Không phải bỗng dưng một ngày ta cảm thấy hết tình cảm với người bạn đời đầu gối tay ấp suốt bao năm qua. Hay tự dưng khó chịu với đứa con vừa mới làm vỡ chiếc bát sứ xinh đẹp mới mua. Tất cả đều có lý do của nó, nhưng đừng vì thế mà vội vàng muốn ly hôn hay ghét bỏ đứa con thân yêu.
Theo các chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, những lúc như này hãy thử ngồi xuống và bình tĩnh tự hỏi bản thân xem: lý do khiến bạn cảm mến và yêu thương đối phương là gì? Chiếc bát đó có thật sự quan trọng hơn con cái của mình không? Sau đó thử nghĩ xem có thể chấp nhận các lỗi lầm của nhau để tình cảm được trở lại như xưa không. Nếu có thì hay bắt đầu từ việc chấp nhận khuyết điểm và tha thứ cho nhau.
Ngừng phàn nàn về nhau
Các chuyên gia tư vấn tâm lý tình yêu hôn nhân gia đình cho biết, một trong những nguyên nhân gây nên rạn nứt tình cảm gia đình chính là đối phương không ngừng việc phàn nàn, thể hiện những phản ứng tiêu cực với người còn lại. Chuyện này xảy ra khi cả hai không chịu nhún nhường và tìm cách thấu hiểu. Cơ hội để gia đình thoát khỏi vòng luẩn quẩn này chính là một trong hai phải giảm cái tôi của mình xuống, tìm cách đưa ra những thông điệp, suy nghĩ của bản thân một cách nhẹ nhàng đến người kia mà không tác động vào sự tự tôn, lòng tự trọng của họ. Đồng thời dành sự quan tâm cho đối tác nhiều hơn.
Làm chung các công việc
“Dĩ nhiên chúng ta thừa hiểu ai cũng có công việc, hướng đi và những mối bận tâm riêng. Nhưng khi đã quyết định chung sống với nhau giữa hai bạn nên có những thú vui, sở thích hoặc các hoạt động chung với nhau. Hãy xây dựng một thời gian biểu để hai người cùng tham gia các hoạt động chung mà cả hai đều thích.” – chuyên gia hôn nhân tâm lý gia đình khuyên.
Khéo léo xoay chuyển tình thế
Đôi khi chúng ta sẽ đem những khó chịu từ bên ngoài về nhà và trút giận lên người vợ/chồng/con cái của mình. Điều này sẽ đem lại những hậu quả tệ hại cho mối quan hệ gia đình và hôn nhân. Trong những trường hợp này, hãy tâm sự với vợ hoặc chồng của bạn để cảm giác được chia sẻ, thoải mái. Còn nếu bạn ở vai trò là người lắng nghe, hãy an ủi, khuyên nhủ để đối phương có thể bình tĩnh lại hoặc cùng nhau trò chuyện sang một việc khác để người kia quên đi cơn nóng giận đó. Đừng vì một phút nóng giận của một người mà cả hai cùng to tiếng cãi vã.
Được gì khi nghe tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình
Có những vấn đề không thể đưa ra cách giải quyết, lúc này bạn nên tìm tới các trung tâm hoặc chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình. Có thể sau khi chia sẻ xong bạn lại thấy nhẹ nhõm và tự tìm ra hướng đi cho mình. Nhưng nếu thấy quá bế tắc, các chuyên gia tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình với kinh nghiệm dày dặn sẽ đưa ra giải pháp cho bạn.
Những lời khuyên mà chuyên gia đưa tới sẽ giúp bạn giải quyết những khúc mắc trong cuộc sống hôn nhân gia đình. Giúp hâm nóng chuyện tình cảm giữa vợ chồng, gỡ bỏ khoảng cách giữa cha mẹ và con cái để cuộc sống gia đình trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn.
Nếu cuộc sống hôn nhân của bạn đang gặp vấn đề cần được tư vấn tâm lý hôn nhân gia đình, hãy tìm tới Selfhelp. Các chuyên gia tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ bất cứ khi nào bạn cần. Đừng quên truy cập vào mindalife.vn để đón đọc thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!