Trong cuộc sống, chúng ta không thể lúc nào cũng để cảm xúc dẫn dắt và khống chế bản thân. Những ham muốn nhất thời, những cơn giận giữ, phẫn nộ hay chấp nhặt ảnh hưởng rất lớn tới cả những người xung quanh và hơn hết là bạn thân bạn. Vì vậy, hãy học ngay những cách kiềm chế cảm xúc khi tức giận mà Mindalife giới thiệu trong bài viết dưới đây.
Bình tĩnh trong mọi tình huống
Mất bình tĩnh là nguồn cơn của mọi sự tranh cãi, bất đồng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ và hình ảnh của bạn trong mắt đối phương. Vì vậy, cách để kiềm chế cảm xúc tốt nhất khi tức giận là phải giữ bình tĩnh. Nghe có vẻ khó nhưng thực chất việc này lại không hề phức tạp chút nào. Một giải pháp đơn giản mà bạn có thể áp dụng là tự nhẩm đếm từ 1 đến 10 trước khi phát ngôn và hành động. Sau đó hít thở sâu để giữ bản thân được tỉnh táo. Sự tỉnh táo sẽ giúp bạn nhìn nhận và phân tích vấn đề một cách toàn diện và đầy đủ nhất.
Nghĩ đến trách nghiệm của bản thân
Khi gặp vấn đề, tâm lý chung của con người là thường hay đổ lỗi cho người khác. “Tất cả là tại anh/ chị…”, “Hoàn toàn không phải do tôi”,... là những từ ngữ đầu tiên thường xuất hiện trong tâm trí mỗi người khi gặp khó chịu, bực tức. Điều này không tốt chút nào, thay vì thốt ra những lời đó, tại sao bạn không thử nghĩ đến trách nghiệm của bản thân? Việc tập trung suy nghĩ đến nghĩa vụ, bổn phận của mình sẽ giúp bạn hiểu ra mọi vấn đề và kiềm chế cảm xúc tốt hơn đấy.
Nghĩ đến những hậu quả gây ra do sự tức giận
Hậu quả của những cơn nóng giận bao giờ cũng nghiêm trọng hơn chính nguyên nhân sinh ra nó. Tức giận có thể gây ra tranh cãi thậm chí là xô xát và các hành động bạo lực, phá vỡ mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên. Một cách đơn giản để kiềm chế cảm xúc khi tức giận là nghĩ đến những hậu quả gây ra do cơn nóng giận đó. Điều này có thể kéo bạn trở về trạng thái bình tĩnh để tránh được những hệ lụy không hay.
Thay vì tranh cãi, hãy tập trung vào vấn đề
Tranh cãi không làm cho vấn đề được giải quyết. Những việc đã xảy ra rồi thì chúng ta không thể thay đổi được nó. Thay vì cứ đổ lỗi, tranh cãi và quy chụp trách nghiệm lên nhau thì bạn hoàn toàn có thể vận động mọi người cùng hướng đến giải quyết vấn đề. Vấn đề được giải quyết kịp thời không chỉ giúp hạn chế tối đa những rủi ro có thể gặp phải mà còn giúp bạn xua tan gánh nặng. Tuy nhiên, tập trung giải quyết không có nghĩa là bạn phớt lờ những nguồn cơn gây ra. Sau khi hoàn thành công việc, hãy nhìn nhận vấn đề và cùng thảo luận với mọi người để chắc chắn không xảy ra sự việc tương tự nữa.
Thay vì nói, hãy viết
Một cách kiềm chế cảm xúc cực hữu hiệu khác là tìm một không gian yên tĩnh và viết ra giấy những điều tốt đẹp mà đối phương đã từng làm vì bạn. Học cách viết thay vì nói sẽ khiến bạn bình tâm hơn, nhẹ nhõm hơn đồng thời tránh được những tác động tiêu cực xảy ra khi bạn nóng nảy. Hãy tự tìm lời giải đáp cho mình rằng người đó có thực sự đáng trách, hãy tìm ra những lý do mà bạn nên trân trọng và biết ơn người đó. Sự việc nào cũng có hai mặt và đánh giá một cách khách quan là cách đối xử công bằng, văn minh nhất với cả mọi người và ngay chính bản thân chúng ta.
Giải phóng cảm xúc bằng biện pháp vật lý Nhật Bản
Theo nghiên cứu tại đất nước mặt trời mọc, cảm xúc là một làn sóng di chuyển khắp cơ thể và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó bằng cách nắm chặt ngón tay trong vòng 2 đến 5 phút kết hợp hít sâu và thở ra nhẹ nhàng. Cần lưu ý rằng mỗi ngón tay sẽ có tác dụng với một cảm xúc khác nhau. Khi bạn tức giận hãy nắm giữ ngón tay giữa, khi sợ hãi hãy nắm ngón trỏ, khi buồn hãy nắm ngón đeo nhẫn và khi căng thẳng hãy nắm ngón tay út. Cách kiềm chế cảm xúc này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nếu bạn dùng âm nhạc để thư giãn.
Suy nghĩ lạc quan
Thực tế thì không nhiều người có khả năng bình tĩnh và suy nghĩ lạc quan khi gặp phải rắc rối. Đa phần họ sẽ lấp kín tâm trí bằng những suy nghĩ bi quan. Điều này sẽ khiến bạn càng thêm căng thẳng và lâu dài có thể dẫn đến trầm cảm, stress, thậm chí có thể bùng phát gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Vì vậy, hãy phân tích mọi khía cạnh của vấn đề, tìm ra mặt tích cực và cố gắng điều hướng tâm trí theo hướng tích cực ấy, có như vậy bạn mới có thể lạc quan và nhẹ nhõm hơn.
Học cách tha thứ
Chìm đắm trong quá khứ và hận thù với một ai đó không chỉ khiến bạn tiêu tốn nhiều thời gian và năng lượng mà còn đẩy bạn xuống dưới tận cùng của cảm xúc tiêu cực. Nó giống như một tảng đá nặng cản trở tâm trí bạn hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Trong khi đó, tha thứ lại là liệu pháp tâm hồn tuyệt vời giúp bạn lấy lại sự cân bằng và an yên trong cuộc sống. Khi gặp bất đồng, mâu thuẫn, không nên ghim hận trong lòng vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng bình tĩnh của bạn khi gặp trường hợp tương tự. Hãy mở lòng, thư giãn và nghĩ về hạnh phúc tương lai đang chờ đón bạn.
Học cách giải tỏa cảm xúc
Kiềm chế cảm xúc quá nhiều không phải là cách khống chất bản thân tốt. Nếu không được giải tỏa, cảm xúc có thể trở nên tiêu cực và bùng phát mạnh mẽ hơn. Vì vậy hãy học cách giải tỏa cảm xúc nữa nhé. Một số giải pháp mà bạn có thể áp dụng để giải tỏa cảm xúc là:
- Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bản thân với những người mà bạn có thể tin tưởng
- Học cách tập thiền để bình tâm hơn
- Nghĩ đến những mẩu chuyện hài, những bộ phim hay bài hát vui nhộn để giải tỏa áp lực
- Viết nhật ký
Tham gia vào khóa học lập trình ngôn ngữ tư duy
Lập trình ngôn ngữ tư duy là giải pháp giúp bạn trở thành người tốt nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Ngoài việc giúp bạn cải thiện kỹ năng tư duy để gặt hái những thành công như mong muốn, khóa học sẽ giúp bạn làm chủ bản thân kiềm chế cảm xúc và làm chủ bản thân trên mọi phương diện, cả về thần kinh, ngôn ngữ và cơ thể. Tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo khóa học lập trình ngôn ngữ tư duy tại Mindalife - một trong những trung tâm đào tạo, tư vấn và hỗ trợ kỹ năng phát triển bản thân tốt nhất.
Trên đây là 10 cách kiềm chế cảm xúc bản thân đặc biệt hiệu quả mà Mindalife tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những thông tin này là hữu ích với bạn và chúc bạn luôn hạnh phúc, yên vui để tận hưởng cuộc sống. Để biết thêm thông tin về khóa học cũng như các cẩm nang cảm xúc hữu ích, đừng quên truy cập website Selfhelp hàng ngày nhé.